Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Khổ vì bệnh tật không bằng khổ vì vô minh
Cái khổ vì thân hay bệnh khổ là điều tất yếu trong "ngũ thú tạp cư địa" này. Nhưng cái khổ đó chưa quan trọng bằng cái khổ bởi vô minh.

 


Ta thường nghe nói "có thân có bệnh", hay như Đại thi hào Nguyễn Du từng viết "Có thân phải khổ vì thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!". Vì thế, hầu hết 98% con người đều khốn đốn vì mang thân bệnh.

 

"Khổ vì thân" có hai loại chính: bệnh khổ và nạn tai khổ, còn vô số cái khổ phụ mà tóm gọn trong "Tứ đế". Bệnh khổ cũng ẩn tàng vô số tướng trạng, từ chuyện nhức đầu, đau răng, cảm mạo cho đến những bệnh nan y. Nạn tai khổ cũng có lắm trường hợp mà do tập nghiệp chiêu cảm; tập nghiệp do câu hữu chủng tử bất thiện trong quá khứ và câu hữu túc duyên trong hiện tại kết thành.

 

Như vậy, cái khổ vì thân hay bệnh khổ là điều tất yếu trong "ngũ thú tạp cư địa" này. Nhưng cái khổ đó chưa quan trọng bằng cái khổ bởi vô minh.

 

Ví dụ, một bệnh nhân nan y, thay vì phải kiêng cữ một số món ăn tác hại cho cơ thể, lại ăn uống thoải mái theo khẩu dục, tiếp tục sát sinh hại vật tạo thêm nghiệp mới trong khi nghiệp cũ đang trả chưa xong. Người lao phổi mà cứ tiếp tục hút thuốc. Người nhiễm bệnh xã hội mà cứ tiếp tục quan hệ lung tung... đó là vô minh; vì mình không thương mình thì ai giúp mình chữa khỏi bệnh. Do vô minh luôn tạo thêm chủng nghiệp khổ đau nên bệnh khổ chưa bằng cái khổ vì vô minh.

 

Sở dĩ mình biết bệnh là khổ, hay biết khổ vì bệnh, là do cảm thọ; cảm thọ có vui, buồn thương ghét... là cảm thọ của tâm lý; cảm thọ bệnh khổ là cảm thọ về thân vật lý. Cùng một sự kiện, phàm phu cảm thọ khổ đau, nhưng thánh nhân lìa vọng nên không thấy buồn vui sướng khổ. Vào thời đại "Cách mạng Văn hóa tại Trung quốc", Hòa thượng Hư Vân chịu nhiều tai ương khổ đau về thân xác, đối với thường tình, có lẽ sẽ vô cùng thống khổ đau thương, nhưng Đại lão Hòa thượng an nhiên vì Ngài đã lìa cảm thọ thường tình trong trạng thái an định.

 

Như thế, cái mà thế gian cảm nhận là khổ đau, vì tập khí về cảm thọ còn tồn tại, thì thánh nhân không còn tập khí đó, các Ngài làm chủ mọi cảm thọ. Ngay cả những hành giả nhập đại định, những xúc tác trên nhục thân như trơn nhám, đau rát, nóng lạnh... không còn hiện hữu. Vậy cái gọi là bệnh khổ, cái khổ về bệnh, có thể được chuyển hóa trên hai cơ bản:

 

Một là hóa giải bệnh ngoài việc dùng phương tiện y dược (cầu may vì không chắc chắn hết bệnh như các bệnh nan y), bệnh nhân cần hành thiện tạo phước với một lực lượng tương đương hoặc lớn hơn cái bệnh đang có.

 

Hai là đối diện trực tiếp với bệnh thân và tâm để thấy được thực chất cái cảm giác khổ đau đó. Trực diện, quán sát và lắng nghe là hạnh của Quán Thế Âm về một thực tại. Hạnh nguyện chữa trị là hạnh nguyện của Dược Vương, tuy Bồ tát đa hạnh nhưng tựu trung một hạnh đã bao hàm tất cả: "nhất đa tương dung" là vậy.

 

Cảm thọ là một trạng thái tâm lý kết hợp sinh lý. Chính vì thế, phẩm Phổ Môn bảo: Do sức niệm Quán Thế Âm mà vào lửa đốt không cháy. Khi lửa sân bộc phát thiêu đốt mọi công đức thì hành giả tự quán sát tâm ý đương khởi, lửa sân liền tan làm sao hành giả bị đốt cháy được? Mọi cái khổ cũng thế, đó là trạng thái tâm lý được phát khởi bởi tác duyên vật lý, khi tâm sinh lý kết hợp thì nạn tai duyên chướng bùng khởi.

 

Một người bình thường nhìn thấy người khiếm thị hoặc tật nguyền, họ nghĩ rằng nạn nhân chắc là thống khổ lắm, nếu nạn nhân đó bị bẩm sinh thì họ cũng có cảm giác bình thường như bao người bình thường khác về thân thể. Nếu người mù được cho cặp mắt sáng thì họ có cảm giác sung sướng hơn người đang sáng mắt.

 

Vậy một người đang sáng mắt và một bệnh nhân được chữa lành mắt sáng, cảm thọ của hai người khác nhau, phải chăng đó là cảm thọ do tâm lý mà có. Nếu thân vật lý không bị tác động bởi trạng thái tâm lý thì cái gọi là khổ của thân vật lý chưa hẳn là khổ thật.

 

Vậy cái khổ theo cảm nhận của thế nhân khác với cái thấy khổ của các bậc xuất ly tam giới, hoặc ít nữa cũng khác với những hành giả làm chủ mọi cảm thọ.

 

Tóm lại, bệnh khổ là loại bệnh phổ thông của mọi chúng sinh đang mang trong tâm cái mầm mống tham muốn. Tham muốn khỏi bệnh không được là khổ; triệu chứng thân thể đi ngược lại mong muốn là khổ. Như vậy khổ là một loại bệnh chứ không chỉ có bệnh mới khổ, đó là bệnh thuộc tâm lý hơn là vật thể sinh lý; đã là tâm lý thì bệnh khổ là loại cảm thọ như huyễn.

 

Ta thử hỏi: Thật sự là bệnh khổ hay là bệnh huyễn mới nắm căn nguyên để giải thoát mọi bệnh tình. Lúc bấy giờ, mỗi người chúng ta là một lương y, ta có thương mình mới nói đến thương mọi loài, vì lương y như từ mẫu là vậy!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Bài học từ Bộ luật đạo đức của thổ dân da đỏ châu Mỹ (25-05-2014)
    Dừng lại và buông xả (22-05-2014)
    Khi con người trở thành tù nhân của 'cái tôi' (22-05-2014)
    Bàn về tâm lý bầy đàn của con người (15-05-2014)
    Một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức (15-05-2014)
    Hãy thành thật với bản thân mình (13-05-2014)
    Sống với một chiếc gương soi luôn ở trước mặt... (11-05-2014)
    Niềm vui lớn nhất nhất trong mùa xuân của cuộc đời là gì? (08-05-2014)
    Hãy biết dừng lại (05-05-2014)
    Cẩn trọng trong cuộc sống của mình (01-05-2014)
    Bàn về tính hưởng thụ của con người (23-04-2014)
    Bế mạc Festival Huế 2014: Ấn tượng và thân thiện (20-04-2014)
    Khi sự bỉ ổi đội lốt cái đẹp (16-04-2014)
    Quyền lực mềm của văn hóa (09-04-2014)
    Suy ngẫm trước tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam (26-03-2014)
    Ngựa và nghệ thuật thăng hoa (06-02-2014)
    Tại sao người ta chưng cúng dưa hấu trên bàn thờ? (27-01-2014)
    Làng tôi và nỗi sợ làng vỡ – hồn Việt tan (13-01-2014)
    Triển lãm "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" (07-01-2014)
    Nghệ sỹ trẻ VN triển lãm tranh về môi trường ở Australia (20-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152814364.